Các món được chế biến từ cá khoai luôn được nhiều người yêu thích khi mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Vậy, cá khoai có tác dụng gì? Nó mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe?
Như chúng ta đã biết, cá khoai là một loại cá biển mềm với đặc điểm là thịt cá mềm, có vị ngọt tự nhiên và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể chế biến cá khoai thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: cá khoai chiên giòn, cá khoai kho tiêu, canh chua cá khoai… Với hàm lượng protein, omega-3, canxi, vitamin B12 dồi dào, cá khoai mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Để biết, cá khoai có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng nổi bật của cá khoai ra sao? Hãy cùng Camona Food tìm hiểu qua bài viết sau đây!
NỘI DUNG CHÍNH:
Cá khoai là gì? Đặc điểm của cá khoai
Trước khi tìm hiểu cá khoai có tác dụng gì, chúng ta hãy điểm qua một số thông tin về loại cá này nhé!

Cá khoai là loài cá gì?
Cá khoai (tên khoa học là Harpadon nehereus) là một loài cá biển thuộc họ Synodontidae. Sở dĩ người ta gọi loài cá này là cá khoai vì nó có thân hình tròn, thon dài, da trơn, thịt trắng hồng, không có vảy và mềm như những củ khoai.
Do đó, nó được đặt tên là cá khoai và cũng là cách để phân biệt chúng với các loài cá khác. Trước đây, cá khoai là món ăn dân dã của người dân vùng biển. Thế nhưng, giờ đây cá khoai đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích, xuất hiện phổ biến trong thực đơn nhà hàng, khách sạn, các quán ăn.
Đặc điểm và môi trường sống của cá khoai
Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng và môi trường sống của loài cá khoai.
- Hình dáng: Cá khoai có thân dài, màu trắng đục, da trơn bóng, không có vảy. Đầu cá nhỏ, miệng rộng và có răng sắc nhọn.
- Môi trường sống: Cá khoai xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền biển, trải dài từ miền Bắc tới miền Trung. Thế nhưng cá khoai ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Thái Bình và Quảng Bình.
Hương vị và cách chế biến phổ biến
- Về hương vị: Loại cá này thịt khá mềm, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, không có xương dăm… Do thịt mềm nên khi nấu ăn cần nhẹ nhàng và đúng cách, tránh cá bị nát làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
- Cách chế biến: Bạn có thể chế biến cá khoai thành nhiều món ăn ngon như: Cá khoai nấu canh chua, cá khoai nấu ngót, cá khoai kho tiêu, cá khoai chiên giòn….
Thành phần dinh dưỡng nổi bật của cá khoai
Để biết cá khoai có tác dụng gì, các bạn có thể tham khảo các thành phần dinh dưỡng chính dưới đây:
- Hàm lượng protein cao, dễ hấp thu.
- Giàu omega-3, DHA tốt cho não bộ và tim mạch.
- Chứa nhiều canxi, phốt pho, hỗ trợ xương chắc khỏe.
- Vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, B12, sắt, kẽm.
Cá khoai có tác dụng gì? Lợi ích đối với sức khỏe con người
Hầu hết mọi người khi ăn một loại thực phẩm nào đó đều quan tâm đến tác dụng của nó. Đối với loại cá này cũng vậy, không ít người đặt ra câu hỏi cá khoai có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Để giải đáp được thắc mắc về vấn đề cá khoai có tác dụng gì, các bạn hãy tìm hiểu một số lợi ích mà loại cá này mang lại qua những thông tin sau:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Cá khoai được biết là một trong những loại cá có chứa hàm lượng Protein chất lượng cao, giúp phát triển các mô cơ và tăng cường sức đề kháng tổng thể. Đây cũng là loại cá cực kỳ tốt cho những người cần bổ sung đạm, người lớn tuổi và trẻ em cần phát triển chiều cao.
Tốt cho sự phát triển trí não
- Omega-3 và DHA giúp tăng cường trí nhớ, ở trẻ nhỏ giúp tập trung học tập, người lớn giảm căng thẳng trong công việc.
- Hỗ trợ phát triển trí não đối với trẻ nhỏ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch ở người lớn.
Giúp xương và răng chắc khỏe
- Canxi và phốt pho là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho xương và răng, giảm nguy cơ bị loãng xương.
- Trẻ em đang độ tuổi phát triển, người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương nếu ăn cá khoai đúng cách với liều lượng phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Trong cá khoai có chứa hàm lượng Vitamin B12 dồi dào giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Còn dưỡng chất Vitamin B6 lại có tác dụng duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi khi làm việc.
Tăng cường hệ miễn dịch
- Hàm lượng sắt có trong cá khoai giúp tăng cường sản xuất máu, phòng chống nguy cơ bị thiếu máu ở người lớn và trẻ nhỏ.
- Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích ăn ngon miệng, đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Do đó, cháo cá khoai thường được sử dụng trong các trường hợp mới ốm dậy hoặc có vết thương muốn mau lành.
Phù hợp với người ăn kiêng
Mặc dù cá khoai có hàm lượng Protein cao, thế nhưng chất béo thấp nên phù hợp với những người ăn kiêng hoặc người có chế độ ăn lành mạnh.
Hỗ trợ tiêu hóa, dễ hấp thu
Đặc điểm của cá khoai là thịt mềm, ít xương, phù hợp với tất cả các đối tượng, đặc biệt là cho người già, trẻ em. Bên cạnh đó, cá khoai còn tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa được nguy cơ táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh.
Từ những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết cá khoai có tác dụng gì đối với sức khỏe rồi phải không nào? Tuy nhiên, để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng mà loại cá này mang lại, bạn cần chế biến đúng cách và ăn với liều lượng phù hợp.
Cách chế biến cá khoai để giữ trọn dinh dưỡng
Cá khoai tuy mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe, thế nhưng bạn nên lựa chọn các cách chế biến đơn giản, hạn chế dầu mỡ. Dưới đây là một số cách nấu món cá khoai giúp giữ trọn giá trị dinh dưỡng bạn có thể tham khảo:
Cá khoai nấu canh
- Canh chua cá khoai: Kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như: me, cà chua, rau thơm… Món ăn này không chỉ giữ được hương vị tự nhiên mà còn bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể.
- Canh cá khoai nấu ngót: Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại giữ được nguyên các chất dinh dưỡng từ cá và rau xanh.
Cá khoai hấp hoặc luộc
- Hấp cá khoai cùng với các nguyên liệu như gừng, hành lá giúp cá thơm ngon, săn chắc mà không bị tanh.
- Luộc cá khoai rồi chấm mắm gừng vừa đơn giản vừa giữ được tối đa chất dinh dưỡng.
Kho cá khoai
Đối với cách chế biến, bạn có thể chế biến thành nhiều món kho khác nhau như: Cá khoai kho tiêu, kho nghệ, kho tộ … cá sẽ giữ được tối đa các dưỡng chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lưu ý, không nên kho quá mặn hoặc quá lâu sẽ khiến cá bị giảm dinh dưỡng và bị khô do mất nước.
Cá khoai nướng
So với việc làm món cá khoai chiên, cá khoai nướng than hoặc sử dụng nồi chiên không dầu sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Cá vẫn giữ được hương vị đặc trưng, hạn chế dầu mỡ, đảm bảo độ thơm ngon. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể ướp cùng một số gia vị như: muối ớt, sa tế, sả tỏi…
Một số lưu ý quan trọng khi ăn cá khoai
Khi đã biết cá khoai có tác dụng gì, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ăn cá khoai càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến sức khỏe và cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn cá khoai tươi ngon
Khi mua cá khoai, bạn nên chọn loại có da trơn bóng, màu trắng hồng, không bị nhớt hay có mùi hôi lạ. Không nên mua cá khoai đã bị ươn, bầm tím, thịt nhão… loại cá này đã có dấu hiệu hư hỏng, ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất bạn nên mua cá ở những địa chỉ uy tín, chọn cá còn nguyên vẹn, không bị dập nát.
Không nên ăn cá khoai sống hoặc nấu chưa kỹ
Cá khoai sống có thể chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, nếu ăn phải loại cá này sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Người bị dị ứng hải sản cần cân nhắc trước khi ăn
Đối với những người có cơ địa dị ứng với các loại cá biển thì nên cân nhắc trước khi ăn cá khoai…Lần đầu ăn cá khoai bạn nên thử với môt liều lượng nhỏ để thăm dò phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nổi mề đay, ngứa ngáy, buồn nôn thì phải dừng ăn ngay lập tức.
Ăn cá khoai đúng liều lượng
Cá khoai giàu omega-3, canxi, vitamin B12 là những dưỡng chất cực kỳ tốt cho thai nhi và sự phát triển của trẻ. Đối với người bình thường có thể ăn nhiều hơn một chút, nhưng với mẹ bầu và trẻ nhỏ chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bảo quản cá khoai đúng cách
Cá khoai mua về nếu chưa chế biến ngay thì nên bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh (dưới -18°C) để giữ độ tươi. Không nên để ở nhiệt độ phòng quá lâu, cá sẽ dễ bị ươn, có mùi và làm mất chất dinh dưỡng.
Tránh ăn cá khoai cùng các thực phẩm kiêng kỵ
Khi ăn cá khoai, bạn không nên kết hợp cùng với trái cây có vị chua như cam, bưởi, xoài chua để tránh hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, sau khi ăn cá khoai bạn cũng hạn chế uống trà, có thể làm giảm khả năng hấp thụ protein.
Như vậy, có thể thấy rằng cá khoai là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cá khoai có tác dụng gì và cách chế biến giữ trọn chất dinh dưỡng để áp dụng cho cả gia đình.
Nếu bạn đang tìm kiếm khô cá khoai sạch, đảm bảo chất lượng, hãy đến ngay Camona Food – Thương hiệu chuyên cung cấp các loại hải sản khô tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.
XEM THÊM:
- Mẹ bầu có ăn cá khoai được không? Nên ăn thế nào cho đúng?
- Cá khoai là cá gì? Cá khoai giá bao nhiêu tiền 1 kg?