Tôm khô mốc và có mùi khai: Nguyên nhân và cách xử lý?

Tôm khô mốc và có mùi khai: Nguyên nhân và cách xử lý?

Tôm khô là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn của người Việt nhờ hương vị đậm đà, dễ bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không ít người gặp tình trạng, tôm khô bị mốc, tôm khô có mùi khai hoặc biến đổi màu sắc. Điều này khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân tại sao và nếu gặp trường hợp này thì phải xử lý như thế nào?

Hãy cùng Camona Food tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng tôm khô!

Tác hại của việc ăn tôm khô có mùi khai và bị mốc

Do hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều người có thói quen tiết kiệm bằng cách rửa và phơi khô lại tôm khô để sử dụng tiếp. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ ung thư do sự tích tụ độc tố từ các loại nấm mốc, đặc biệt là mốc đen – loại vi nấm có khả năng chịu nhiệt cao mà quá trình nấu nướng thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn.

Sử dụng tôm bị mốc có thể gây hại cho sức khỏe
Sử dụng tôm bị mốc có thể gây hại cho sức khỏe

Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng tôm khô đã bị mốc, tôm khô có mùi khai hoặc dấu hiệu bất thường. Đồng thời, hãy lựa chọn mua tôm khô từ những đơn vị uy tín, tránh vì giá rẻ mà ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Nguyên nhân khiến tôm khô có mùi khai và bị mốc

Nguyên liệu làm tôm khô không đảm bảo

Một trong những nguyên nhân chính khiến tôm khô có mùi khai là nguyên liệu đầu vào không đảm bảo. Nếu tôm được sử dụng để làm tôm khô đã bị ươn, để đông lạnh quá lâu hoặc không còn tươi, thành phẩm sẽ có màu sắc kém đẹp, mất đi độ ngọt tự nhiên và có mùi hôi khó chịu.

Nguyên liệu làm tôm không đảm bảo
Nguyên liệu làm tôm không đảm bảo

Ngoài ra, tôm không tươi khi chế biến sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng đáng kể, khiến tôm khô trở nên cứng, giòn nhưng không ngọt, mất đi hương vị đặc trưng. Vì vậy, để có được mẻ tôm khô ngon, cần chọn tôm tươi sống, sơ chế kỹ và tuân thủ đúng quy trình chế biến nhằm giữ trọn hương vị và chất lượng tốt nhất.

Quy trình chế biến chưa đạt hoặc tôm phơi chưa đủ khô:

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tôm khô chính là quá trình sấy hoặc phơi khô. 

Nếu tôm chưa đủ khô nhưng đã được đóng gói, lượng ẩm còn sót lại sẽ dễ dẫn đến tình trạng tôm bị đen, bị mốc và có mùi hôi. Thông thường, để đảm bảo tôm khô ngon, quá trình phơi cần kéo dài ít nhất 3 ngày nắng tốt hoặc sấy ở nhiệt độ phù hợp cho đến khi tôm đạt độ khô hoàn hảo.

Ngoài ra, nếu trong quá trình phơi, tôm bị dính nước mưa hoặc không được phơi đủ thời gian, độ ẩm trong tôm sẽ không thoát hết, dẫn đến tình trạng ẩm mốc, giảm giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hương vị của sản phẩm. Vì vậy, để có được tôm khô đạt chuẩn, cần tuân thủ đúng quy trình sấy hoặc phơi khô, bảo quản đúng cách để đảm bảo sản phẩm luôn giữ được chất lượng tốt nhất.

Sử dụng phẩm màu và hóa chất bảo quản

Một số cơ sở kinh doanh vì muốn tôm khô có màu sắc đẹp mắt đã sử dụng hóa chất tạo màu hoặc chất bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, đặc biệt với những sản phẩm có màu nhợt nhạt do nguyên liệu đầu vào không đảm bảo. Việc làm này không chỉ làm mất đi chất tự nhiên của tôm mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Sử dụng chất bảo quản khi làm tôm khô
Sử dụng chất bảo quản khi làm tôm khô

Tôm khô bị tẩm hóa chất có thể có mùi khai, bị mốc hoặc chuyển sang màu đen sau một thời gian bảo quản. Điều này là do dư lượng hóa chất trong tôm kết hợp với độ ẩm trong không khí, dẫn đến sự biến đổi màu sắc và mùi vị. Việc tiêu thụ tôm khô chứa phẩm màu độc hại hoặc chất bảo quản vượt mức an toàn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tiêu hóa.

Bảo quản tôm khô không đúng cách

Việc đóng gói sơ sài là một trong những nguyên nhân khiến tôm khô bị đen, mốc, ẩm và có mùi khai. Nếu không được bảo quản cẩn thận, tôm khô sẽ dễ bị hơi ẩm xâm nhập, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển, làm giảm chất lượng sản phẩm.

Cách xử lý khi tôm bị mốc và có mùi khai, khắm

Nếu tôm khô bị mốc nhẹ hoặc có mùi khai, khắm, bạn có thể thử một số cách sau để khắc phục trước khi quyết định bỏ đi.

  • Nếu tôm có mùi khai hoặc khắm nhẹ, bạn có thể ngâm vào nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo trước khi phơi hoặc sấy lại.
  • Đối với tôm có dấu hiệu ẩm mốc nhẹ nhưng chưa có mùi hôi quá nặng, bạn có thể cho vào chảo rang khô ở lửa nhỏ khoảng 5 – 10 phút. Cách này giúp tôm khô hơn và tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.
  • Nếu tôm chỉ bị ẩm nhẹ, có mùi khai nhưng chưa bị mốc nhiều, bạn có thể phơi lại dưới nắng to trong 1 – 2 ngày. Nhiệt độ cao sẽ giúp tôm bay hơi hết độ ẩm, giảm mùi hôi và hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Trường hợp nếu tôm bị mốc xanh, đen hoặc có mùi hôi quá nặng, tốt nhất là nên bỏ đi. Việc cố sử dụng tôm đã nhiễm nấm mốc có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nếu tôm bị mốc và có mùi nhẹ, bạn có thể phơi tôm
Nếu tôm bị mốc và có mùi nhẹ, bạn có thể phơi tôm

Lời khuyên: Nếu tôm khô có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu hoặc có mùi lạ, bạn nên loại bỏ ngay lập tức. Nhiều người có thói quen tiết kiệm bằng cách rửa sạch, phơi khô lại tôm khô bị mốc để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, đây là một việc vô cùng nguy hiểm vì các loại nấm mốc trên thực phẩm có thể sản sinh độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.

Mách bạn một vài lưu ý tránh tôm khô bị mốc và có mùi khai

Để tôm khô luôn thơm ngon, không bị mốc hay có mùi khai, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các bước làm tôm khô phải đảm bảo đúng quy trình

  • Chọn nguyên liệu làm tôm khô phải tươi, không bị ươn hay đông lạnh quá lâu. Tránh mua tôm đã chết hoặc bị thâm đen vì dễ làm thành phẩm có mùi khai.
  • Sấy hoặc phơi khô đạt chuẩn: Phơi tôm dưới nắng to ít nhất 3 ngày để tôm thật khô, tránh tình trạng còn ẩm gây mốc.
  • Nếu dùng máy sấy, đảm bảo nhiệt độ sấy từ 50 – 60°C và sấy đủ thời gian để tôm khô hoàn toàn.

Bảo quản tôm khô đúng cách

Việc đóng gói và bảo quản đúng cách không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn giữ cho tôm khô luôn thơm ngon, an toàn và đảm bảo chất lượng khi sử dụng.

Bạn nên bảo quản tôm khô trong túi hút chân không hoặc hộp thủy tinh kín nắp để hạn chế tiếp xúc với không khí. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh khu vực có độ ẩm cao.

Nếu dùng lâu dài, tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh, giúp giữ chất lượng tôm tốt hơn. Khi sử dụng, nên lấy lượng vừa đủ, không để tay ướt hoặc dụng cụ ẩm chạm vào tôm.Nếu vô tình làm tôm ướt, cần sấy hoặc phơi lại ngay để tránh nấm mốc phát triển.

Lựa chọn địa chỉ bán tôm khô uy tín

Hạn chế mua tôm khô có màu sắc quá đỏ hoặc quá bóng, vì có thể đã bị tẩm hóa chất. Chọn cơ sở sản xuất uy tín, có quy trình chế biến rõ ràng để đảm bảo tôm khô sạch, an toàn.

Trên đây là những chia sẻ từ Camona Food về tình trạng tôm khô có mùi khai và hướng dẫn cách xử lý. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đặc sản tôm khô Cà Mau, chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm tôm khô chất lượng nhất. Bên cạnh đó, Camona Food còn cung cấp hướng dẫn bảo quản chi tiết, giúp khách hàng yên tâm khi mua tôm khô để sử dụng hoặc làm quà tặng cho đối tác, bạn bè và người thân.

XEM THÊM:

Đánh giá bài post
Không có bài viết liên quan.